Lịch sử
và sự ra đời của tổ chức GAP các nước: EurepGAP, GlobalGAP, AseanGAP,
MalaysiaGAP, ThaiGAP, ChinaGAP, JapanGAP, IndiaGAP và
Chung
nhan VietGAP
Chủ nhật, 23 /06 /2013/ 15:37:23 | Số lần xem:58 Về thứ tự thì EurepGAP ra đời trước (1997) rồi đến Malysia GAP vào năm 2002, JGAP ra đời vào 2005, AseanGAP và ChinaGAP ra đời vào năm 2006; sau đó đến GlobalGap, ThaiGAP và IndiaGAP ( 2007). Chứng nhận VietGAP ra đời vào 28 tháng 1 năm 2008, thừa hưởng được kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước và đang thực hành trên nhiều mặt hàng để hội nhập với thị trường thế giới. 1. GlobalGAP được chuyển từ EurepGAP sang vào ngày 7 tháng 9, năm 2007. Tính đến tháng 9 năm 2007, VietGAP chăn nuôi GlobalGAP đã có 35 thành viên bán lẻ và dịch vụ thực phẩm (34 ở Châu Âu và 1 là Nhật bản). 2. AseanGAP do ban thư ký của tổ chức ASEAN xây dựng (với đại diện các nước thành viên) và được đưa ra từ năm 2006. Nó là một bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong cả quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với rau quả tươi ở khu vực ASEAN. Mục tiêu của Chung nhan VietGAP ASeanGAP là tăng cường hài hòa các chương trình VietGAP trồng trọt GAP quốc gia của các nước thành viên ASEAN trong khu vực, đề cao sản phẩm rau quả an toàn cho người tiêu dùng, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy thương mại rau quả trong khu vực và quốc tế. AseanGAP bao gồm 4 phần chính: - An toàn thực phẩm - Quản lý môi trường - Sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi cho người làm việc - Chất lượng sản phẩm Hạn chế nhất của AseanGAP là mới chỉ đưa ra các tiêu chuẩn cho các rau quả tươi, nó không bao gồm các sản phẩm còn có độ rủi ro cao trong thực phẩm an toàn như sản phẩm được cắt lát. Đây vẫn là tiêu chuẩn mới trong khu vực và quốc tế. AseanGAP không phải là tiêu chuẩn để chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ hay sản phẩm biến đổi gen. 3. MalaysiaGAP: do Bộ Nông nghiệp (DOA) trực tiếp điều hành đưa vào hệ thống chứng nhận trang trại chính thức của Malaysia, gọi là SALM vào năm 2002, (bao gồm bộ phận chứng nhận rau quả tươi (SALM), chứng nhận vật nuôi (SALT), chứng nhận sản phẩm cá và thủy sản (SPLAM) và bộ phận chứng nhận sản phẩm hữu cơ (SOM). SALM là một chương trình chứng nhận các trang trại đã tuân thủ thực hành nông nghiệp tốt, hoạt động theo phương thức bền vững và thân thiện với môi trường và năng suất, chất lượng sản phẩm an toàn cho tiêu dùng. SALM bao gồm ba hướng chính: - Thiết kế môi trường của trang trại - Các phương thức thực hành tại trang trại - Sự an toàn cho sản phẩm của trang trại Dựa vào 3 hướng trên, 21 yếu tố sẽ được đánh giá, trong đó 17 loại ghi chép phải được duy trì. Những thông tin thường trực tại các trang trại được chứng nhận SALM bao gồm: việc sử dụng đất, loại đất, nguồn nước và chất lượng nước tưới, việc làm đất bao gồm cả khử trùng đất, qúa trình bón phân, kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển sản phẩm trên đồng ruộng, xử lý sau thu hoạch và đóng gói, xử lý chất thải từ trang trại. 4. ThaiGAP (Q-GAP). ThaiGAP dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế để tạo thành. Chính phủ Thái đã xây dựng, giới thiệu chương trình chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm “Q”. Xây dựng logo “Q” cho tất cá các nông sản (cây trồng, vật nuôi và thủy sản). Cục Nông nghiệp cấp các loại chứng nhận bao gồm Q GAP, Q xưởng đóng gói, Q cửa hàng. Có 3 mức chứng nhận: i/ Mức 1 là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn; ii/ Mức 2 là dư lượng thuốc BVTV an toàn và không có dịch hại; và iii/ mức 3 là dư lượng thuốc BVTV an toàn, sạch dịch hại và chất lượng cao hơn. Có tất cả 8 điểm phải kiểm tra, bao gồm: nguồn nước, địa điểm nuôi trồng, sử dụng các loại hóa chất nguy hiểm trong nông nghiệp, kho chứa sản phẩm và vận chuyển trên đồng ruộng, ghi chép số liệu, sản xuất sản phẩm sạch sâu bệnh, quản lý chất lượng nông sản, thu hoạch và xử lý thu hoạch. Phân chia: sản phẩm đạt được từ điểm 1 đến 5 là mức 1; từ điểm 1 đến 6 là đạt mức 2 và sản phẩm đạt cả 8 điểm là mức 3. Thái lan phấn đấu đến cuối năm 2008 thì ThaiGAP sẽ đạt được tiêu chuẩn GLOBALGAP. 5. Nhật bản-JapanGAP(JGAP) là do sáng kiến một nhóm các nhà sản xuất thành lập vào tháng 4/2005, đến tháng 6/2006 JGAP trở thành tiêu chuẩn quốc gia. Có nghĩa là nhiều nhà bán lẻ tư nhân và hệ thống GAP của bộ Nông Nghiệp sẽ cùng chung một tiêu chuẩn VietGAP thủy sản. Vào tháng 8 năm 2007, JGAP đã qui chuẩn thành GlobalGAP JGAP được chia ra làm 4 phần: - An toàn thực phẩm, bao gồm điểm kiểm soát về phân bón, hạt giống, mua bán sản phẩm. - Xem xét về môi trường bao gồm nước, đất, năng lượng và địa điểm liền kề - Phúc lợi và an toàn của người lao động bao gồm mức lương tối thiểu và đào tạo - Hệ thống quản lý bán hàng bao gồm sự lưu trử sổ sách và truy xuất nguồn gốc. Về mặt quản lý: JGAP do một ủy ban điều hành quản lý, ủy ban này có quyền cao nhất trong việc định hướng chính sách của JGAP. Ủy ban điều hành có một Ban kỹ thuật để xây dựng các tiêu chuẩn và qui định chung và một hội đồng với đại diện rộng rãi của các bên liên quan là các nhà cung cấp và bán lẻ. Việc cấp giấy chứng nhận do bên tư nhân thứ ba có đủ tư cách và tiêu chuẩn tiến hành . 6. Trung quốc GAP. Thực phẩm xanh của Trung Quốc và ChinaGAP: Bộ nông nghiệp Trung Quốc đã xây dựng tiêu chuần thực phẩm xanh để xây dựng thực hành nông nghiệp tốt cho thị trường nội địa Trung Quốc, trong khi đó chính phủ Trung Quốc và GlobalGAP đã kết hợp để xây dựng Chung nhan VietGAP ChinaGAP nhằm cung cấp cho thị trường quốc tế. Trung Quốc đã ký một bản ghi nhớ với GlobalGAP vào tháng 4 năm 2006. ChinaGAP có 2 mức tiếp cận: Giấy chứng nhận hạng 2 chỉ cần nông dân tuân theo một số điều bắt buộc chủ yếu trên cơ sở của GlobalGAP, trong khi đó giấy chứng nhận hạng nhất yêu cầu phải tuân thủ toàn bộ những qui định bắt buộc chủ yếu và thứ yếu. Chứng nhận ChinaGAP hạng nhất dự định sẽ tương đương với chứng nhận của GlobalGAP. Tính đến giữa năm 2007, Trung Quốc đã bắt đầu thí điểm chứng nhận họat động và công nhận ở 18 tỉnh của Trung Quốc. 7. IndiaGAP: Tính đến năm 2007, cơ quan phát triển nông sản và thực phẩm xuất khẩu của Ân độ đã khởi xướng xây dựng tiêu chuẩn IndiaGAP. Một trong những mục tiêu của tiêu chuẩn này là đạt được công nhận quy chuẩn với GlobalGAP để mở ra buôn bán với thị trường Châu Âu cho các nhà sản xuất nông sản của Ấn độ. 8. VietGAP, Lịch sử phát triển: Tháng 11/2007, được sự hổ trợ của công ty Syngenta Việt Nam, một nhóm cán bộ thuộc Hội làm vườn (do TS Võ Mai tổ chức) và các cán bộ thuộc Vụ Khoa học, Cục trồng trọt, cục BVTV cùng tiến hành thăm quan, khảo sát chương trình GAP của Malaysia, tổ chức Quốc tế Control Union (Hà Lan) đóng tại Malaysia. Kết thúc chuyến khảo sát này, đoàn đã có báo cáo trình bộ NN&PTNT, kèm theo là các kiến nghị về tổ chức triển khai chương trình Chứng nhận VietGAP EurepGAP trên rau quả, chăn nuôi thú y và thủy sản ở Việt nam. Sau đó, ngày 28 tháng 1, năm 2008, bộ NN&PTNT đã ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn theo quyết định số 379-QĐ-BNN-KHCN. Thế là VietGAP được hình thành dựa theo AseanGAP. Hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard Analysis Critical Control Point - HACCP), các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Chứng nhận VietGAP quốc tế được công nhận như EurepGAP, GlobalGAP (EU), Freshcare (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm. VietGAP một mặt kế thừa các GAP đã có trước, mặt khác có tính đến tình hình thực tế của Việt Nam, không dừng lại với các đối tượng đã nêu trong quyết định của Bộ NN&PTNT mà đã có nhiều cơ quan, nhiều công ty, HTX tiến hành nghiên cứu xây dựng sản phẩm của mình có thương hiệu theo tiêu chuẩn GlobalGap để hòa nhập với thị trường Quốc tế. |
Tổ chức Chứng nhận VietCert hoạt động trên các lĩnh vực: Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm, chứng nhận hợp quy sản phẩm, chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, Đào tạo kiến thức về quản lý, giám định sản phẩm hàng hoá, thử nghiệm sản phẩm, chứng nhận VietGAP, giám định, hiệu chuẩn, thử nghiệm... Tư vấn 24/7! - 0905.527.089
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013
Chứng nhận vietGAP
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)