Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;
c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ.
Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
đ) Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
e) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nht sau 01 năm k từ ngày thành lập;
g) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

2. Đối với các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón thì không phải đáp ng điều kiện quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều này.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
website: www.vietcert.org
Mb: 0903.516.399
Mail: nghiepvu1@vietcert.org

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Theo nghị định 108/2017.NĐ-CP Quản lý phân bón có quy định rõ về Khảo nghiệm phân bón. VietCert xin gửi đến quý khách hàng thông tin các điều khoản về Khảo nghiệm phân bón hiện nay.
          Điều 13. Nguyên tắc về khảo nghiệm phân bón
1. Phân bón phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm:
a) Phân bón hữu cơ quy định tại các điểm a, e khoản 4 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ;
b) Phân bón đơn, phân bón phức hợp quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này sử dụng bón rễ mà trong thành phần không bổ sung các chất tăng hiệu suất sử dụng, chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng hay các chất làm thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng phân bón;
c) Phân bón là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
3. Phân bón phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
4. Việc khảo nghiệm phân bón phải thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
5. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). Trong thời gian chưa có TCVN tương ứng, việc khảo nghiệm thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II và báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế nhưng không được vượt quá lượng sử dụng cho 10 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 20 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm. 
HÃY ĐẾN VỚI VIETCERT ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN 

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN, HỢP QUY VIETCERT
         Website: www.vietcert.org
         Mail: nghiepvu1@vietcert.org
Mobie: 0903.516.399

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Điều kiện sản xuất phân bón- Nghị định 108/2017/NĐ-CP

Điều kiện sản xuất phân bón
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau:
1- Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
2- Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;
3- Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa theo quy định. Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;
4- Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
5- Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
6- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 1 năm kể từ ngày thành lập;
7- Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
Bán phân bón phải có bằng cấp
Theo quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau:
1- Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;
2- Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu, sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;
3- Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
4- Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định về người trực tiếp bán phân bón.


Chứng nhận hợp quy kính xây dựng - 0905527089

Chứng nhận hợp quy kính xây dựng - 0905527089

Kính gửi: Quý khách hàng,

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Vietcert xin gửi tới Quý Khách hàng lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng.

1.Vì sao kính phải cần chứng nhận hợp quy theo Thông tư 15/2014/TT-BXD và quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD ?

Vì kính xây dựng là nhóm sản phẩm nằm trong quy định của Thông tư 15/2014/TT-BXD và quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD, do đó cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy nhằm tuôn thủ pháp luật

Đơn vị nào chứng nhận hợp quy kính xây dựng ?
Vietcert   là đơn vị được Bộ Xây dựng chỉ định chứng nhận/ thử nghiệm nhóm kính

Các nhóm kính nào bắt buộc phải chứng nhận hợp quy ?
Kính xây dựng là các loại sản phẩm kính sử dụng và lắp đặt vào công trình xây dựng. Bao gồm các loại sau:

Kính kéo
Kính nổi
Kính cán vân hoa
Kính màu hấp thụ nhiệt
Kính phủ phản quang
Kính phẳng tôi nhiệt, kính cường lực
Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
Kính cốt lưới thép
Kính phủ bức xạ thấp
Các bước chứng nhận hợp quy kính:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Cung cấp cho Vietcert l thông tin sản phẩm, thông tin lô hàng (với PT7), thông tin đơn vị nhập khẩu hoặc sản xuất.

Bước 2:

Với đơn vị nhập khẩu kính thì sẽ chứng nhận theo Phương thức 7, cung cấp cho Vinacontrol bộ hồ sơ nhập khẩu (bao gồm: Hợp đồng, Hóa đơn, Vận đơn, Packing list, CO/CQ, Tờ khai…),
Với các đơn vị sản xuất thì sắp xếp thời gian để tiến hành đánh giá.
Bước 3: Tiến hành đánh giá lô hàng (với Phương thức 7), đánh giá nhà máy sản xuất (với Phương thức 5) và thực hiện lấy mẫu để tiến hành thử nghiệm.

Bước 4: Sau khi có kết quả thử nghiệm thì tiến hành cấp chứng nhận hợp quy cho lô hàng (với PT7) và cho nhà máy (với PT5)

Bước 5: Hướng dẫn khách hàng tiền hành công bố hợp quy tại Sở Xây dựng.

Vì sao bạn chọn VietCert chứng nhận hợp quy kính ?
Vietcert là đơn vị được Bộ Xây dựng chỉ định chứng nhận/thử nghiệm kính xây dựng theo quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD.
Vietcert có chức năng đánh giá chứng nhận kết hợp ISO 9001 và  quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD nên thời gian nhanh, chi phí hợp lý
Thời gian cấp chứng nhận nhanh
Chi phí hợp lý
Nhân viên nhiệt tình
Hướng dẫn khách hàng thủ tục công bố tại Sở Xây dựng.
Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và đánh giá chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn hoặc muốn biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư.

VietCert – Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy cung cấp các dịch vụ:

———-

Trân trọng cám ơn.

Best regards,

———————————————————————


Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy

Công bố hợp quy - 0905527089

ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ HỢP QUY

1. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập và gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để đăng ký.
Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy :
Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này;
Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….).
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này;
Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận;
Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
Kế hoạch giám sát định kỳ;
Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung:
  • Đối tượng được chứng nhận hợp quy;
  • (Số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;
  • Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng;
  • Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá);
  • Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);
  • Thông tin bổ sung khác;
  • Các tài liệu có liên quan.
2. Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy:
Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 của Thng tư này;
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÔNG BỐ HỢP QUY

1. Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hoá đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ tại doanh nghiệp.
2. Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá đã được công bố hợp quy theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
3. Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm, hàng hoá đã công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lưu thông, vận hành, sử dụng phải:
  • Kịp thời thông báo với các cơ quan quản lý về sự không phù hợp;
  • Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp. Khi cần thiết, tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hoá không phù hợp đang lưu thông trên thị trường;
  • Thông báo cho các cơ quan quản lý về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hoá vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
4. Lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước.
5. Thực hiện việc công bố lại khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung của bản công bố hợp quy đã đăng ký.

Thành phần hồ sơ công bố hợp chuẩn

– Thành phần hồ sơ:
  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản sao giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp cho sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường;
  • Quy chuẩn/ Tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
  • Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

NGHỊ ĐỊNH 108/2017.NĐ-CP QUẢN LÝ PHÂN BÓN

Ngày 20/9/2017 Chính phủ ban hành Nghị định 108/2017.NĐ-CP Quy định về quản lý phân bón. Trong đó có những quy định chuyển tiếp rất quan trọng
          Sau đây VietCert - Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy xin giới thiệu đến tất cả các đơn vị, doanh nghiệp những quy định đó đã được nêu trong Nghị định:
1. Phân bón có tên trong thông báo tiếp nhận hợp quy của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Công Thương được tiếp tục sản xuất, buôn bán và sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn nêu trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.
2. Phân bón có tên trong Giấy phép sản xuất phân bón nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy, phân bón hoàn thành khảo nghiệm và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.
3Giấy phép sản xuất phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tiếp tục có hiệu lực thi hành 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón nếu có đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy phép sẽ được xem xét cấp đổi hoặc cấp lại theo tên gọi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
5. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp nhận nhưng chưa cấp Giấy phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều điện sản xuất phân bón theo quy định của Nghị định này.
6. Hàm lượng được chấp nhận giữa kết quả thử nghiệm chỉ tiêu chất lượng so với hàm lượng chỉ tiêu chất lượng công bố của phân bón quy định tại khoản 1, 2, 10, 11 Điều này thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực.
7. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thuê sản xuất phân bón vô cơ được tiếp tục thực hiện trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
8. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
9Phân bón quy định tại khoản 1, 2, 11 Điều này nếu có tên không đúng quy định tại khoản 3 Điều 6, Điều 33 Nghị định này thì phải đổi tên trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
10. Phân bón đang thực hiện khảo nghiệm, trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và có chỉ tiêu chất lượng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được sử dụng kết quả khảo nghiệm để xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
11. Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013, phân bón hoàn thành khảo nghiệm (trừ phân bón hoàn thành khảo nghiệm quy định tại khoản 2 Điều này) được xem xét, công nhận phân bón được phép lưu hành tại Việt Nam quy định tại Điều 9 Nghị định này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
12. Phân bón quy định tại khoản 11 Điều này được nhập khẩu không cần Giấy phép nhập khẩu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Căn cứ để kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu và công bố hợp quy là các chỉ tiêu chất lượng công bố trong Danh mục hoặc trong Giấy phép nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm.
13. Chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trịtương đương Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón theo quy định của Nghị định này.
MỌI THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN NGHỊ ĐỊNH MỚI VUI LÒNG LIÊN HỆ THEO ĐỊA CHỈ BÊN DƯỚI ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN, HỢP QUY VIETCERT
Website: www.vietcert.org
Mail: nghiepvu1@vietcert.org
Mobie: 0903.516.399

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP QUẢN LÝ PHÂN BÓN

Ngày 20/9/2017 Chính phủ ban hành Nghị Định 108/2017/NĐ-CP về việc quản lý phân bón.

Nghị định thay thế Nghị định 202 trước đây.

Kích vào đây để tham khảo: Nghị Định 108/2017/NĐ-CP

Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/9/2017

Trân trọng!
VietCert Centre
www.vietcert.org
Mobi: 0905.527089

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI

BẠN BIẾT GÌ VỀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI

I. THỨC ĂN CHĂN NUÔI LÀ GÌ?
Thức ăn chăn nuôi mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.
II. CÁC QUY CHUẨN QUỐC GIA CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI

QCVN 01-10:2009/BNNPTNT đối với thức ăn chăn nuôi cho gà
QCVN 01-11:2009/BNNPTNT đối với thức ăn chăn nuôi cho vịt
QCVN 01-12:2009/BNNPTNT đối với thức ăn chăn nuôi cho lợn
QCVN 01-13:2009/BNNPTNT đối với thức ăn chăn nuôi cho bê và bò
QCVN 01-77:2011/BNNPTNT đối với các cơ sở thức ăn chăn nuôi thương mại
QCVN 01-78:2011BNNPTNT đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
III. CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI THÌ SAO??
==> HÃY ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI  ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ




TRUNGTÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903.516.399
Email: nghiepvu1@vietcert.org
Website: www.vietcert.org

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN VÔ CƠ, HỮU CƠ LÀ GÌ?

Chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ hay chứng nhận hợp quy phân bón hữu cơ là việc đánh giá chất lượng sản phẩm phân bón sản xuất hoặc nhập khẩu phù hợp với quy định của pháp luật. Phân bón là một sản phẩm nằm trong Danh mục Sản phẩm có khả năng không an toàn buộc phải có Chứng nhận và Công bố Hợp quy nếu các Công ty sản xuất hoạt động trong Lĩnh vực này
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 đã quy định những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường thì bắt buộc phải chứng nhận hợp quy, như hợp quy phân bón.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN VÔ CƠ, HỮU CƠ

Lợi ích chứng hợp quy phân bón đối với nhà sản xuất
  • Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và nâng cao khi mà các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
  • Chứng nhận hợp quy phân bón là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
  • Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm…

LỢI ÍCH CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG

  • Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm phân bón đã được chứng nhận sẽ thấy luôn yên tâm về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Lợi ích chứng nhận hợp quy phân bón đối với Cơ quan quản lý
  • Sản phẩm phân bón được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm phân bón được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.

BẠN MUỐN TÌM HIỂU


QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN?? BẠN ĐANG MUỐN TÌM MỘT ĐƠN VỊ TƯ VẤN CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN==> HÃY ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Website: www.vietcert.org
Hotline: 0903.516.399
Email: nghiepvu1@vietcert.org


Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN PHỔ BIẾN

MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN PHỔ BIẾN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN

Trên thị trường phân bón hiện nay, thành phần cũng như tên gọi các loại phân bón rất đa dạng. Bao gồm một số loại sau:

1. Phân vô cơ đa lượng

1.1. Phân đạm: là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất cây.

1.2. Phân lân: có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Kích thích sự phát triển của rễ, làm cho rễ đâm sâu lan rộng nên cây ít đổ ngã, kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, tăng đặc tính chống rét, chống hạn, chịu độ chua, chống sâu bệnh hại

1.3. Phân kali: cung cấp dinh dưỡng K cho cây, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh, tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng phẩm chất nông sản.

a) Phân clorua kali: có dạng bột màu hồng hoặc xám đục, xám trắng, kết tinh thành hạt nhỏ, chứa 50-60% K nguyên chất và một ít muối ăn. Đây là loại phân chua sinh lý, có độ rời, dễ bón, có thể bón lót hoặc bón thúc, thích hợp cho nhiều vùng đất trừ đất mặn.
b) Phân sunphat kali: có dạng tinh thể nhỏ, min, màu trắng, dễ tan trong nước, ít vón cục; chứa 45-50% K nguyên chất, 18% S. Là loại phân chua sinh lý nhưng thích hợp với nhiều loại cây trồng.
c) Một số loại phân kali khác:
– Phân kali – magie sunphat: được sử dụng hiệu quả trên đất cát nghèo, đất bạc màu.
– Phân Agripac của Canada: có dạng khô, hạt to, không vón cục, chứa 61% K2O, thường dùng để trộn với các loại phân bón khác.
– Muối kali 40%: có dạng muối trắng kết tinh có lẫn một ít vảy màu hồng nhạt, chứa 40% K, sử dụng hạn chế trên đất mặn.
1.4. Phân phức hợp và phân hỗn hợp:

2. Phân vô cơ trung và vi lượng

2.1.  Phân trung lượng: thông thường các nhà máy không sản xuất phân trung lượng riêng mà kết hợp vào các loại phân đa lượng. Có một số loại phân trung lượng sau: Phân lưu huỳnh, phân canxi, phân magie.
2.2.  Phân vi lượng: gồm phân Bo, phân đồng phân mangan, phân Molipden, phân kẽm, phân sắt, phân Coban

3. Phân bón lá

– Là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hòa tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thụ.
– Phân bón lá có thể là các loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn,… Tuy nhiên phần lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hòa tan trong nước.

4. Phân hữu cơ:

Gồm các loại sau phân chuồng, phân rác, phân xanh

5. Phân vi sinh vật:

Là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn. Gồm một số loại sau: phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật hòa tan lân, phân vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây.

6. Các loại phân hữu cơ khác:

– Phân than bùn: như Biomix, Biofer, Komix, Compomix, lân hữu cơ sinh học sông Gianh…
– Phân tro, phân dơi.

................................................................................................................................................
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
website: www.vietcert.org
Email: nghiepvu1@vietcert.org
SĐT: 0903.516.399