MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN PHỔ BIẾN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
Trên thị trường phân bón hiện nay, thành phần cũng như tên gọi các loại phân bón rất đa dạng. Bao gồm một số loại sau:
1. Phân vô cơ đa lượng
1.1. Phân đạm: là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất cây.
1.2. Phân lân: có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Kích thích sự phát triển của rễ, làm cho rễ đâm sâu lan rộng nên cây ít đổ ngã, kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, tăng đặc tính chống rét, chống hạn, chịu độ chua, chống sâu bệnh hại
1.3. Phân kali: cung cấp dinh dưỡng K cho cây, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh, tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng phẩm chất nông sản.
a) Phân clorua kali: có dạng bột màu hồng hoặc xám đục, xám trắng, kết tinh thành hạt nhỏ, chứa 50-60% K nguyên chất và một ít muối ăn. Đây là loại phân chua sinh lý, có độ rời, dễ bón, có thể bón lót hoặc bón thúc, thích hợp cho nhiều vùng đất trừ đất mặn.
b) Phân sunphat kali: có dạng tinh thể nhỏ, min, màu trắng, dễ tan trong nước, ít vón cục; chứa 45-50% K nguyên chất, 18% S. Là loại phân chua sinh lý nhưng thích hợp với nhiều loại cây trồng.
c) Một số loại phân kali khác:
– Phân kali – magie sunphat: được sử dụng hiệu quả trên đất cát nghèo, đất bạc màu.
– Phân Agripac của Canada: có dạng khô, hạt to, không vón cục, chứa 61% K2O, thường dùng để trộn với các loại phân bón khác.
– Muối kali 40%: có dạng muối trắng kết tinh có lẫn một ít vảy màu hồng nhạt, chứa 40% K, sử dụng hạn chế trên đất mặn.
1.4. Phân phức hợp và phân hỗn hợp:
2. Phân vô cơ trung và vi lượng
2.1. Phân trung lượng: thông thường các nhà máy không sản xuất phân trung lượng riêng mà kết hợp vào các loại phân đa lượng. Có một số loại phân trung lượng sau: Phân lưu huỳnh, phân canxi, phân magie.
2.2. Phân vi lượng: gồm phân Bo, phân đồng phân mangan, phân Molipden, phân kẽm, phân sắt, phân Coban
3. Phân bón lá
– Là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hòa tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thụ.
– Phân bón lá có thể là các loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn,… Tuy nhiên phần lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hòa tan trong nước.
4. Phân hữu cơ:
Gồm các loại sau phân chuồng, phân rác, phân xanh
5. Phân vi sinh vật:
Là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn. Gồm một số loại sau: phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật hòa tan lân, phân vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây.
6. Các loại phân hữu cơ khác:
– Phân than bùn: như Biomix, Biofer, Komix, Compomix, lân hữu cơ sinh học sông Gianh…
– Phân tro, phân dơi.
................................................................................................................................................
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
website: www.vietcert.org
Email: nghiepvu1@vietcert.org
SĐT: 0903.516.399
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét