CHỨNG NHẬN HỢP
QUY KÍNH CƯỜNG LỰC – KÍNH PHẲNG TÔI NHIỆT
QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản
phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số
15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành
theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng.
Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh
mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao
gồm 10 nhóm sản phẩm, trong đó có: Nhóm sản phẩm Kính – Kính phẳng
tôi nhiệt ( Kính Cường lực
)
Các kích thước kính cường lực phổ biến
·
5 mm
·
8 mm
·
10 mm
·
12 mm
·
15 mm
·
19 mm
– Doanh nghiệp sản xuất trong nước và áp
dụng chứng nhận theo Phương thức 5 phải áp dụng Hệ thống quản lý chất
lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
Chứng nhận hợp quy (còn gọi là chứng nhận bắt buộc): là
việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và
Quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa
được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1 Điều 3 – Thông tư số
21/2010/TT-BXD). CNHQ được thực hiện một cách bắt buộc.
Công bố hợp quy: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng
(Điều 3 khoản 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)
Phương thức chứng nhận hợp quy
Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định
tại QCVN 16:2014/BXD
Theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD thì phương
thức đánh giá sự phù hợp được tiến hành như sau:
– Phương thức 5: Được áp dụng cho sản
phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001. Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản
phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản
xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản
xuất hoặc trên thị trường.
– Phương thức 7: Được áp dụng cho từng
lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện
của lô sản phẩm. Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô
sản phẩm
Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định
tại Thông tư số 21/2011/TT-BKHCN ngày 22/09/2011
– Đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước
phương thức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2 –Thông
tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
– Đối với nhóm sản phẩm hàng hóa được
nhập khẩu và tiêu thụ sử dụng trong nước thực hiện theo phương thức 7 (phụ lục
2 – Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy và công
bố hợp quy
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng
nhận hợp quy sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các
yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
Giai đoạn 1: Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với
hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp
Giai đoạn 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở
Giai đoạn 3: Đánh giá chính thức
Giai đoạn 4: Báo cáo đánh giá; cấp giấy chứng nhận
Giai đoạn 5: Công bố hợp quy
Viện năng suất chất lượng DEMING
Ms.Phương – 0935.711.299
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét