Thế hệ F đó đang bỏ rơi một loạt doanh nghiệp được xây cho thời đại TV (truyền hình): bán hàng chủ yếu qua kênh chợ—tạp hoá, và quảng cáo rải thảm để tạo TOM nối thời điểm tiếp nhận thông tin với thời điểm quyết định mua hàng.
Những DN di sản đó đang bị lỗi thời: quảng cáo TV đã đắt lại không hiệu quả, còn quảng cáo online không tương thích với hệ thống bán hàng, do người dùng online không thể chờ đi chợ để mua.
Mô hình kinh doanh mới cần được thiết kế phù hợp cho thế hệ F: quảng cáo online, bán hàng online cộng với hệ thống bán lẻ cộng tác kiêm luôn giao hàng, nối kết online và offline.
Mô hình marketing mới phải là data-driven kết hợp Customer Acquisition, hoặc là một mô hình hybrid, nếu DN lựa chọn phát triển kênh hàng MT và CVS (siêu thị nhỏ/convenient store) song song.
Dĩ nhiên, cơ hội thành công thì tuỳ ngành hàng, nhưng đại dương xanh đang xuất hiện ngay trong lòng những đại dương đỏ.
Đấy là thách thức sống còn với những doanh nghiệp di sản, bởi số phận của họ bị trói vào các kênh bán hàng cũ và rất chậm thay đổi.
____________
P/S: dường như không có đài truyền hình nào ở VN hiểu rằng nồi cơm của họ gắn với các DN di sản; thậm chí giảm giá giúp khách hàng cũng không làm.
Sự phát triển của Google & Facebook dẫn đến hình thành mô hình doanh nghiệp digital, đe doạ mô hình doanh nghiệp TV (truyền hình), nhưng cứ mỗi ngành hàng một khác.
Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, doanh nghiệp digital sẽ thắng thế từ các sản phẩm xa xỉ, nhập ngoại dần lan xuống các mặt hàng thông dụng hơn, nhưng sẽ phải dừng lại ở những mặt hàng thiết yếu mà NTD tiếp tục mua ở các kênh truyền thống.
Trong ngành hàng bia, vì người uống vẫn uống ở quán nhậu/nhà hàng, nên sẽ không có thay đổi lớn; tuy nhiên có sự thay đổi vừa vừa khi q/c digital cho phép địa phương hoá độ phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho micro-brewery.
Trong ngành hàng thời trang, do việc mua thường chỉ được quyết định sau khi thử, nên các shop thời trang vẫn có lý do tiếp tục tồn tại, thế nhưng quần áo may sẵn và phụ kiện sẽ dần chuyển qua digital.
Trong ngành hàng tươi sống, vì cần chứng nhận chất lượng của các doanh nghiệp lớn cũng như chuỗi cung ứng bảo quản mà các doanh nghiệp nhỏ khó đầu tư, nên doanh nghiệp lớn vẫn tiếp tục lớn.
Trong ngành hàng bán lẻ, siêu thị nhỏ/CVS (convenient store) có khả năng tích hợp với online tốt hơn, nên tiếp tục phát triển, cạnh tranh trực tiếp với chợ và tạp hoá, dẫn đến kênh này sẽ bị đẩy ra khỏi đô thị, đồng thời khiến siêu thị lớn sẽ mất đất phát triển, thậm chí có thể thu hẹp.
Sự thu hẹp của các kênh bán hàng truyền thống cũng dẫn đến sự đi xuống của các doanh nghiệp di sản sống nhờ vào các kênh bán hàng đó, ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp phụ trợ.
Và dĩ nhiên, Facebook + Google đang hút dần chi phí quảng cáo ra khỏi ngành truyền hình, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành quảng cáo truyền thống và các dịch vụ liên quan như media, event marketing lẫn nghiên cứu thị trường.
Cuối cùng, bàn thờ của ngành quảng cáo—TVC 30 giây—rồi cũng sẽ dần tuyệt tích.
Pham Ngoc Hung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét