Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Giấy chứng nhận hợp chuẩn


Giám định khối lượng hàng hóa

Giám định khối lượng hàng hóa
Làm thế nào để cân 1 con voi ? Theo giai thoại dân gian Việt Nam, từ thế kỷ 15 Trạng Lường Lương Thế Vinh đã làm cho sứ thần nhà Thanh là Chu Hy sửng sốt khi giải được câu đố hiểm hóc: cân con voi đang kéo gỗ từ dưới sông lên bờ bằng một chiếc cân thông thường. Lương Thế Vinh đã sai quân lính dắt voi xuống một chiếc thuyền bỏ không, đánh dấu mép nước trên mạn thuyền, dắt voi lên bờ rồi cho đá hộc xuống bằng mức nước đã đánh dấu, cân toàn bộ số đá trên thuyền để tính ra cân nặng của chú voi.

Đến thế kỷ 21 này, có bao nhiêu cách để người ta xác định khối lượng hàng hóa ? Khái niệm “ khối lượng" có phải lúc nào cũng gắn với hình ảnh "chiếc cân".
Khối lượng hàng hóa, trên thực tế chính là số lượng hàng tính theo đơn vị khối lượng như tấn, kilôgam…. Trong hợp đồng thương mại cũng như trong giao nhận vận chuyển, khối lượng hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên mua/ bên bán do đó được các bên đặc biệt quan tâm xem xét và kiểm tra. Trong thương mại quốc tế, quá trình thực hiện hợp đồng thường phải qua nhiều khâu như sản xuất, đóng gói, giao nhận, vận chuyển nên thường chứa đựng và tiềm ẩn nhiều khả năng gây nên sự thiếu hụt, mất mát, tổn thất về hàng hóa do cả chủ quan cũng như khách quan. Những thiếu hụt, hao tổn, mất mát này có thể dẫn đến tranh chấp thương mại giữa bên mua, bên bán hoặc giữa bên mua, bên bán và bên thứ 3 có liên quan….Trong số các tranh chấp này tranh chấp về khối lượng là loại tranh chấp thường gặp. Đối với bên vận chuyển, khối lượng là mối quan tâm hàng đầu để làm cơ sở tính cước phí vận chuyển hàng hóa. Bên bảo hiểm cần xác định chính xác khối lượng hàng hóa thiếu hụt để làm cơ sở bồi thường. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước trong nhiều trường hợp cũng cần xác định khối lượng hàng hóa để làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu.
Để xác định khối lượng phục vụ cho các mục đích nêu trên, người ta thường sử dụng dịch vụ giám định khối lượng của một tổ chức giám định độc lập, trung lập như một bằng chứng khách quan. Giám định khối lượng hàng hóa là sử dụng các phương pháp, dụng cụ thích hợp được các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước cho phép lưu hành để kiểm tra khối lượng thực tế của hàng hóa. Có nhiều phương pháp để xác định khối lượng hàng hóa, tùy thuộc vào loại hàng, số lượng, quy cách đóng gói, vận chuyển…:giám định bằng phương pháp cân (cân bàn, cân cầu), giám định bằng phương pháp đo (đo mớn nước, đo thể tích, đo dung tích rồi căn cứ vào tỉ trọng tính ra khối lượng). Trong các phương pháp nêu trên, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Giám định bằng cân bàn thường áp dụng đối với hàng hóa có giá trị cao, được đóng thành bao/ kiện/ thùng… có khối lượng từ một vài chục đến hàng trăm ki lô gam. Giám định bằng cân bàn có độ chính xác cao nhất, thông lệ quốc tế thường chấp nhận mức dung sai +/_ 0,3 % và có thể cân tại mọi nơi, mọi lúc. Tuy nhiên cân bàn không áp dụng được với các kiện hàng có khối lượng quá lớn hoặc kích thước cồng kềnh. Ngoài ra, chi phí cho xác định khối lượng bằng cân bàn thường lớn do phải bố trí công nhân, phương tiện đặt lên hạ xuống bàn cân và mất nhiều thời gian cân. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cân, vì vậy người giám định viên cần phải đảm bảo tuân thủ nghiêm túc quy trình cân, chỉ sử dụng những cân đã được chứng nhận kiểm định, kê cân chắc chắn ở nơi bằng phẳng, tránh gió, trước khi cân phải kiểm tra tình trạng cân và đọ cân ở mức cân lớn nhất để đảm bảo kiểm tra được tính chính xác của cả cân và quả cân.
Giám định khối lượng bằng cân cầu thường áp dụng đối với lô hàng rời hoặc đóng gói thành những đơn vị bao gói có khối lượng lớn hoặc những lô hàng có số lượng lớn. Đối với cân cầu, phải cân khối lượng 2 lần, lần đầu cân khối lượng phương tiện vận chuyển chưa xếp hàng (bì) và một lần cân khối lượng phương tiện đã xếp hàng, trên cơ sở đó tính ra khối lượng hàng thực tế. Trong giám định khối lượng bằng cân cầu, đặc biệt quan trọng là phải đảm bảo khối lượng phương tiện vận chuyển (bì) giữa 2 lần cân ít thay đổi nhất để không bị ảnh hưởng đến khối lượng hàng. Nhận thức rõ điều này, Vinacontrol thường bố trí giám định viên giám sát/ áp tải phương tiện vận chuyển trong quá trình cân. Giám định khối lượng bằng cân cầu có thể khắc phục được một số tồn tại của cân bàn, nhưng cũng có những hạn chế như: chỉ thực hiện được ở những địa điểm có bố trí nhà cân, chi phí thuê cân lớn, Ngoài ra, do chi phí để kiểm tra độ chính xác của cân cầu rất lớn nên cân cầu thường chỉ được kiểm tra định kỳ vào thời điểm hết hạn sử dụng.
Giám định khối lượng bằng phương pháp đo mớn nước thường áp dụng đối với những lô hàng rời như than, cát, clinker, quặng, phân bón, lúa mì…có số lượng lớn, thường là thuê cả tầu để vận chuyển. Nguyên lý của phương pháp giám định khối lượng qua mớn nước được xây dựng trên cơ sở định luật Acsimet. Để xác định khối lượng hàng, phải đo mớn nước và căn cứ vào tài liệu tính toán để tính ra lượng choán nước của phương tiện vận tải thủy trước và sau khi xếp/dỡ hàng, đồng thời xác định tỉ trọng nước ở khu vực phương tiện neo đậu, trên cơ sở đó tính ra khối lượng hàng. Mức độ chính xác của kết quả giám định phụ thuộc vào một số yếu tố khách quan ví dụ như tuổi hoạt động của phương tiện vận tải, các khác biệt do bảo dưỡng, sửa chữa so với thiết kế gốc, đăng kiểm, mức độ đáp ứng của tài liệu tính toán, điều kiện thực hiện vụ giám định như sóng, gió, thủy triều….Ngoài ra yếu tố chủ quan có ý nghĩa cực kỳ quan trọng: đó là ý thức tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp/ quy trình giám định cũng như trình độ, tay nghề và kỹ năng, kinh nghiệm đo đạc, tính toán và xử lý các vấn đề phát sinh của giám định viên.Với sự hỗ trợ của máy tính, giám định khối lượng bằng phương pháp đo mớn được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, chi phí thấp hơn phương pháp cân thông thường. Tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này lại thấp hơn phương pháp cân, thông lệ quốc tế thường chấp nhận mức sai số cho phép là +/- 0,5 %.
Đối với những loại hàng hóa có khả năng xác định chính xác thể tích, dung tích như hàng lỏng (sản phẩm xăng dầu, nhựa đường, hóa chất lỏng…) thường sử dụng phương pháp đo thể tích, dung tích để xác định khối lượng. Giám định khối lượng hàng lỏng là đo chính xác dung tích hàng lỏng trong hầm hàng trước và sau khi xếp/dỡ hàng để tính ra dung tích hàng đã xếp/dỡ ở nhiệt độ thực tế sau đó quy về dung tích ở nhiệt độ tiêu chuẩn và căn cứ vào tỷ trọng hàng hóa ở nhiệt độ tiêu chuẩn để tính ra khối lượng hàng. Ngoài ra, đối với loại hàng sắt thép người ta cũng có thể xác định khối lượng bằng cách đo chiều dài (đối với thép cây, thép hình ), đo diện tích ( đối với thép tấm , thép lá ) sau đó căn cứ vào Barem tính ra khối lượng hàng.
Hiện nay, giám định khối lượng là một trong những loại hình giám định truyền thống, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm của Vinacontrol. Với hệ thống quy trình, phương pháp được xây dựng chi tiết cho từng công việc, được kiểm soát bằng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, tập quán, các thông lệ quốc tế và giám định viên đã được đào tạo bài bản, thành thạo chuyên môn, Vinacontrol có đủ khả năng thực hiện chính xác giám định khối lượng đối với tất cả các mặt hàng xuất nhập khẩu cũng như hàng hóa lưu thông trên thị trường. Chứng thư giám định khối lượng của Vinacontrol là bằng chứng pháp lý tin cậy không chỉ trong lĩnh vực thương mại nói chung mà còn đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước.

Giám định xăng dầu

Giám định xăng/dầu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà xuất nhập khẩu
 
Tại Việt nam, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, kim ngạch XNK xăng/dầu (bao gồm xăng dầu các loại, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ) chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch XNK của cả nước. Để phục vụ thiết thực cho hoạt động kinh doanh XNK xăng/dầu, các dịch vụ giám định về về mặt hàng này của Công ty cổ phần giám định Vinacontrol đã ngày càng phát triển và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Hiện tại, Vinacontrol chiếm phần lớn thị phần giám định dầu thô xuất khẩu, xăng dầu nhập khẩu (xăng các loại, dầu hỏa, dầu F.O, dầu Diezel, dầu nhờn…) và các sản phẩm từ dầu mỏ (khí gas, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thô, nhựa đường, hóa chất công nghiệp…). Đối với dầu thô, Vinacontrol đã và đang thực hiện giám định tại các mỏ đang khai thác như mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, Rạng Đông, Ru By và mỏ Sư Tử Đen, theo yêu cầu của các khách hàng lớn trong và ngoài nước.
Giám định xăng/dầu NNK là kiểm tra khối lượng, chất lượng hàng hóa theo các Tiêu chuẩn quy định trước khi xuất khẩu ra nước ngoài hoặc đưa ra tiêu thụ, sử dụng trên thị trường nội địa. Xuất phát từ tính chất đặc biệt của mặt hàng này, để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng trong giao nhận, vận chuyển và bảo quản, hiện tại Vinacontrol đang cung cấp các loại hình giám định chủ yếu như sau:
- Giám sát dỡ hàng, xếp hàng.
- Giám định khối lượng dầu thô từ kho nổi FPSO (Floating production storage offshore) sang tầu nhận hàng ( Shuttle tanker, lifting tanker )
- Giám định khối lượng xăng/dầu (bao gồm xăng các loại, các loại dầu nhiên liệu và dầu bôi trơn) từ tầu giao sang tầu nhận (Từ Mother ship sang Doughter ship, shuttle tanker)
- Giám định khối lượng xăng/dầu tại bồn trong giao nhận.
- Giám định khối lượng nhựa đường, hóa chất lỏng… tại tầu, bồn chứa.
- Giám định khối lượng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG, LAG, VCM …) tại tàu.
- Lấy mẫu và phân tích kiểm tra phẩm chất tại phòng thử nghiệm,…
- Giám định xăng/dầu bị hư hỏng, tổn thất…
- Kiểm định 1 số loại bồn/ bể chứa phục vụ quản lý Nhà nước (Theo Quyết định số 636/ QĐ-TĐC ngày 29/5/2007 ngày 29/5/2007 của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng)
Việc giám định khối lượng các mặt hàng nói trên được tuân thủ theo các Quy trình/ phương pháp được Vinacontrol xây dựng trên cơ sở các tài liệu/Tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế. Kết quả thu nhận được trong quá trình giám định được lập trên các biểu mẫu/ấn chỉ mang tính khoa học, chuyên nghiệp, chuyên ngành… Tất cả những điều kiện đó là tiền đề để đảm bảo cho tính chính xác đối với kết quả giám định mà Vinacontrol cung cấp cho khách hàng.
Việc kiểm tra/giám định phẩm chất mẫu xăng/dầu được thực hiện trong các phòng thử nghiệm đã được công nhận là phòng thử nghiệm Quốc gia (VILAS 196, 202, 205, 243) bằng các phương tiện máy móc, thiết bị đo đạc chuyên ngành hiện đại. Mẫu đại diện cho lô hàng được các kỹ thuật viên Vinacontrol phân tích/ thử nghiệm theo các phương pháp của các Tiêu chuẩn quốc tế như ASTM, AOAC, ISO, BS… .để xác định chính xác các chỉ tiêu hóa lý. Tùy thuộc vào từng loại mặt hàng, Vinacontrol thường phân tích các chỉ tiêu sau: các chỉ số (Ôc- tan, Xe-tan); hàm lượng các thành phần hóa học (chì, lưu huỳnh..); khối lượng riêng; độ ăn mòn lá đồng; độ nhớt; điểm đông đặc; độ bắt lửa; độ tinh khiết, tạp chất…. Kết quả kiểm tra, phân tích nói trên thường được sử dụng cho các mục đích vận chuyển, bảo quản, giao nhận và định giá xăng/dầu. Vì vậy, việc lấy mẫu kiểm tra phẩm chất có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nhà kinh doanh XNK, các nhà cung ứng/vận chuyển, các nhà sản xuất và tiêu thụ xăng/ dầu.
Thông qua dịch vụ của mình, chứng thư giám định về khối lượng, phẩm chất xăng/dầu của Vinacontrol đã phục vụ hiệu quả cho mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà XNK đã được xác định trong các Hợp đồng thương mại, góp phần giải quyết các tranh chấp và chống gian lận trong các khâu giao nhận, vận chuyển, bảo quản… mặt hàng này.
Với kinh nghiệm đã tích lũy được trong thời gian dài vừa qua, Công ty cổ phần giám định Vinacontrol không ngừng nỗ lực vươn lên trong việc cung cấp các dịch vụ giám định đa dạng, có chất lượng cao cho khách hàng, trong đó phải đặc biệt kể đến lĩnh vực giám định xăng/dầu XNK. Với Slogan ’’Nâng cao chất lượng, hướng tới thành công’’chúng tôi định vị hoạt động của mình hướng tới việc thỏa mãn các yêu cầu khách hàng, vì lợi ích và thành công của tất cả các bên liên quan.

Giám định phân bón,hóa chất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và đem lại lợi ích cho người nhập khẩu

Giám định phân bón,hóa chất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và đem lại lợi ích cho người nhập khẩu
Là một nước nông nghiệp đang phát triển, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng lớn phân bón các loại như: NPK, DAP, SA, urê, kali... phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các ngành như: sơn, mạ, cao su, dược phẩm, xử lý nước, bảo vệ thực vật... nước ta còn phải nhập về hàng triệu tấn hoá chất các loại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.
 
Kết quả tổng hợp khối lượng, kim ngạch nhập khẩu 3 năm gần đây:
Năm
Phân bón
Hoá chất
Khối lượng
Kim ngạch
Khối lượng
Kim ngạch
2005
2,88 triệu tấn
641 triệu USD
1,18 triệu tấn
1,45 tỷ USD
2006
3,12 triệu tấn
687 triệu USD
1,35 triệu tấn
1,87 triệu USD
6 tháng 2007
1,81 triệu tấn
436 triệu USD
759 nghìn tấn
1,12 tỷ USD

(Nguồn :Theo thống kê của Hải quan Việt Nam)
Các loại phân bón như urê, kali, NPK, DAP, SA... là những loại hoá chất dễ bị hút ẩm, biến màu, hòa tan trong nước; tinh thể dễ bị dập nát và biến chất. Các loại hóa chất thường là những sản phẩm độc hại, dễ bị tác động của môi trường khi tác dụng với nước, tác dụng với các chất ở dạng khí tự do hay liên kết có trong không khí; gây nên những phản ứng hóa học làm biến đổi chất lượng. Ngoài ra, trong quá trình bảo quản, vận chuyển và bốc xếp, do bao bì bị rách vỡ, do gặp sự cố như ướt nước mưa, nước biển, do kho chứa hàng/ phương tiện vận chuyển không đảm bảo điều kiện bảo quản, chuyên chở..., phân bón, hóa chất rất dễ biến chất, hư hỏng, hao hụt… làm ảnh hưởng đến giá trị sử dụng, giá trị thương mại của hàng hóa và có thể dẫn đến tranh chấp giữa các bên có liên quan.
Nhằm đảm bảo quyền lợi của mình, khi ký kết hợp đồng thương mại, các bên cần quan tâm đưa vào hợp đồng điều khoản về giám định hàng hóa, chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực kiểm tra hàng hóa và cấp giấy chứng nhận giám định để làm bằng chứng pháp lý giải quyết các tranh chấp khi hàng hóa gặp sự cố như nêu trên và khi cần khiếu nại để đòi bồi thường.
Đối với mặt hàng phân bón và hoá chất, các loại hình giám định thường là:
- Giám định số lượng, khối lượng, chất lượng, tình trạng, bao bì, ký mã hiệu hàng hóa tại cảng đi/cảng đến.
- Giám sát hàng hóa trong quá trình giao nhận, xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản.
- Giám định phương tiện vận tải trước khi xếp hàng.
- Giám định tổn thất hàng hóa.
Kiểm tra chất lượng phân bón và hóa chất được thực hiện trong phòng thí nghiệm và theo các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Các tiêu chuẩn sử dụng để xác định chất lượng được ưu tiên theo thứ tự như sau: tiêu chuẩn được chỉ định trong hợp đồng, tiêu chuẩn Quốc gia của nước sản xuất, tiêu chuẩn Quốc tế, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất. Thực tế, nhiều hóa chất Việt Nam nhập khẩu về là những loại mà trong nước chưa sản xuất được và thường là chưa có tiêu chuẩn cũng như phương pháp thử. Vì vậy, trong hợp đồng thương mại các bên cần quy định rõ quy cách phẩm chất và phương pháp thử được thực hiện theo tiêu chuẩn nào để làm cơ sở cho việc phân tích, giám định chất lượng, tránh sự sai lệch kết quả giám định giữa các phòng thí nghiệm do việc sử dụng tiêu chuẩn/phương pháp phân tích khác nhau.
Tại Việt Nam, trong hoạt động giám định nói chung và trong lĩnh vực giám định phân bón, hoá chất nói riêng, Công ty cổ phần giám định Vinacontrol là doanh nghiệp giám định có uy tín hàng đầu, đồng thời là một trong số ít doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ định thực hiện kiểm tra chất lượng hàng phân bón để phục vụ công tác quản lý Nhà nước (Quyết định số 710/QĐ-BNN-TT ngày 19/3/2007). Với đội ngũ giám định viên chuyên nghiệp, thạo nghề, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, hệ thống phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn Quốc gia (VILAS); Vinacontrol có đầy đủ năng lực thực hiện chính xác các yêu cầu giám định các loại phân bón và hóa chất mà khách hàng yêu cầu.
Hiện tại, bằng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc yêu cầu giám định đã trở nên rất thuận tiện, nhanh chóng. Với một máy tính nối mạng, chỉ cần “ nhắp chuột “ vào trang Web vinacontrol.com.vn, khách hàng sẽ có ngay mẫu giấy yêu cầu giám định. Điền các thông tin vào giấy yêu cầu và gửi đi, khách hàng sẽ lập tức nhận được phản hồi về công việc này. Bên cạnh việc gửi giấy yêu cầu, để vụ giám định được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi, tiếp đó khách hàng cần gửi cho Công ty giám định những tài liệu cần thiết kèm theo của lô hàng như: vận đơn, hợp đồng, L/C, P/L, Giấy chứng nhận phẩm chất, Invoice... để giám định viên nghiên cứu trước, chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cho công việc tại hiện trường cũng như trong phòng thí nghiệm.
Với trụ sở chính tại Hà Nội và mạng lưới đơn vị thành viên rộng khắp cả nước cùng mối quan hệ hợp tác, ủy thác, đại lý với các tổ chức giám định lớn trên thế giới của Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật, Thuỵ Sỹ, Hàn quốc, Trung Quốc, Ấn Độ ... Vinacontrol có thể đáp ứng yêu cầu giám định của khách hàng với chất lượng tốt nhất, nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi, ở trong nước cũng như nước ngoài. Mục tiêu giám định của Vinacontrol là nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người nhập khẩu cũng như người tiêu dùng.

Giám định dăm gỗ xuất khẩu

Giám định dăm gỗ xuất khẩu
Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam rất phù hợp với sự phát triển của các loại cây gỗ làm nguyên liệu giấy, đặc biệt là cây gỗ Bạch đàn và cây gỗ Keo. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu hàng triệu tấn dăm gỗ nói trên sang các thị trường như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,...
 
Trong Hợp đồng thương mại, việc giám định khối lượng, qui cách, phẩm chất dăm gỗ xuất khẩu là một yêu cầu rất cần thiết không những đối với người mua, người bán, người vận chuyển mà còn đối với những người có liên quan. Trên thực tế, khách hàng thường yêu cầu những loại hình giám định sau:
   · Giám định khối lượng dăm gỗ tươi (Green metric ton GMT) : là xác định khối lượng dăm gỗ thực nhận ở độ ẩm thực tế tính bằng tấn.
   · Giám định khối lượng dăm gỗ khô (Bone- Dry metric ton BDMT): là xác định khối lượng dăm gỗ ở độ ẩm 0% ( Zero ) tính bằng tấn.
   · Giám định qui cách, phẩm chất là bao gồm việc xác định tỉ lệ (%) khối lượng của từng loại kích cỡ dăm và tạp chất rồi so sánh với các qui định của Hợp đồng, L/C đã được ký kết giữa người mua và người bán.
Việc giám định khối lượng dăm gỗ tươi chủ yếu phục vụ cho mục đích tính cước vận tải, phí xếp dỡ. Giám định khối lượng dăm gỗ khô và qui cách, phẩm chất phục vụ chủ yếu cho mục đích thanh toán tiền hàng. Bên cạnh đó, việc giám định khối lượng, qui cách, phẩm chất của dăm gỗ cũng có ý nghĩa quan trọng để chứng minh một cách khách quan việc thực hiện nghĩa vụ của người bán/ người cung cấp hàng/ người sản xuất theo cam kết đã ghi trong Hợp đồng hoặc L/C. Kết quả giám định còn làm cơ sở để thông quan xuất khẩu.
Để thực hiện các loại hình giám định nói trên, người ta thường áp dụng các phương pháp giám định sau :
   Ø Giám định khối lượng dăm gỗ tươi: áp dụng phương pháp đo mớn nước hoặc cân cầu.
   Ø Giám định khối lượng dăm gỗ khô: áp dụng phương pháp đã được qui định trong Hợp đồng hoặc L/C và được thực hiện trong phòng thí nghiệm thông qua phương pháp xác định độ ẩm dăm gỗ và khối lượng dăm gỗ tươi qui về độ ẩm 0 % (Zero).
   Ø Giám định các chỉ tiêu còn lại như cỡ dăm, tạp chất cũng được thực hiện trong phòng thí nghiệm và theo những phương pháp đã được ký kết giữa người mua và người bán.
Để đáp ứng yêu cầu giám định dăm gỗ, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
   o Đội ngũ giám định viên phải được đào tạo chuyên sâu, thạo nghề, có kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định mặt hàng này và được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, dụng cụ đo lường đảm bảo độ chính xác, phù hợp với từng loại hình giám định mà khách hàng yêu cầu.
   o Phòng thử nghiệm phải đạt tiêu chuẩn phòng thử nghiệm Quốc gia (VILAS) và được trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị, chuyên dùng như: tủ sấy(chuyên dùng cho mặt hàng có thủy phần cao), thiết bị sàng (chuyên dùng để phân loại các cỡ dăm), dụng cụ lấy mẫu, bảo quản mẫu, khay đựng mẫu sấy (theo qui cách).
Công việc lấy mẫu kiểm tra thủy phần, qui cách, phẩm chất dăm gỗ phải được tiến hành trong suốt quá trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc việc xếp hàng lên tầu. Thời gian tối thiểu để có thể cấp chứng thư giám định là khoảng sau 18 giờ kể từ khi kết thúc việc xếp hàng lên tầu.
Khởi đầu từ những năm đầu thập kỷ 90, qua gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giám định dăm gỗ xuất khẩu, Vinacontrol đã xây dựng được những phương pháp giám định dăm gỗ thích hợp, đáp ứng các yêu cầu đa dạng với đòi hỏi cao về chất lượng của khách hàng; đã đào tạo được một đội ngũ giám định viên chuyên nghiệp, giầu kinh nghiệm; xây dựng được một hệ thống phòng thí nghiệm tiêu chuẩn VILAS có trang bị đầy đủ các thiết bị/ máy móc, dụng cụ chuyên dùng. Vinacontrol đã và đang là tổ chức giám định lớn nhất, uy tín hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực giám định dăm gỗ xuất khẩu và luôn được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao, tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của Công ty.
Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ giám định của Vinacontrol nói chung và giám định dăm gỗ nói riêng chỉ cần gửi cho Công ty “ Giấy yêu cầu giám định “( bằng các hình thức trực tiếp, qua Fax, điện thoại, Email)theo mẫu xem trên trang Web: www.vinacontrol.com.vn và cung cấp cho Vinacontrol các tài liệu lô hàng như: Hợp đồng, L/C, hoặc giấy tờ liên quan có qui định cụ thể vể phương pháp giám định, các chỉ tiêu về qui cách, phẩm chất… đã được ký kết giữa 2 bên mua và bán. Khách hàng chắc chắn sẽ hài lòng với dịch vụ mà Vinacontrol cung cấp.

Giám định Khoáng sản

Giám định Khoáng sản
Việt Nam là nước có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, đặc biệt, có một số loại có trữ lượng lớn, vị trí địa lý lại rất thuận lợi cho việc khai thác phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu như: than (trữ lượng thăm dò ước tính khoảng 3 tỷ tấn) tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc- Quảng Ninh; Ilmenite & cát trắng sa khoáng trải dọc ven bờ biển miền Trung và Nam Trung bộ... Mấy năm gần đây, sản lượng xuất khẩu các loại khoáng sản nói trên liên tục tăng trưởng (Năm 2006, sản lượng than xuất khẩu đạt xấp xỉ gần 30 triệu tấn, Ilmenite khoảng 300 nghìn tấn…).
 
Để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu đúng theo Hợp đồng, giao hàng đúng thời hạn, phòng ngừa những tranh chấp có thể xẩy ra liên quan đến khối lượng, phẩm chất hàng hóa …, việc kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất bắt đầu từ khai thác, tuyển, sàng phân loại, chế biến…. cho đến các công đoạn: bảo quản, xếp dỡ, đóng gói, vận chuyển….luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của với các nhà sản xuất, nhà cung ứng và các Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy, yêu cầu đảm bảo chất lượng khoáng sản xuất khẩu thông qua hoạt động kiểm tra/ giám định có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển xuất khẩu, bảo vệ và nâng cao uy tín thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.
Công ty cổ phần giám định Vinacontrol (VINACONTROL) là tổ chức giám định có nhiều kinh nghiệm và uy tín nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực giám định khoáng sản (với các mặt hàng chủ yếu như: than đá, quặng Ilmenite, quặng Zircon, thiếc thỏi, kẽm, cát trắng…). Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Vinacontrol hiện đang cung cấp các loại hình dịch vụ chủ yếu sau:
   · Giám định khối lượng: Là xác định khối lượng thực tế của lô hàng khoáng sản xuất khẩu, sau đó đối chiếu/ so sánh với khối lượng ghi trong Hợp đồng mua bán, L/C, Hóa đơn, phiếu đóng gói…
   · Giám định phẩm chất: Là kiểm tra các chỉ tiêu phẩm chất (chỉ tiêu hóa, lý) của khoáng sản thuộc lô hàng xuất khẩu theo Hợp đồng hoặc L/C đã được ký kết giữa người mua và người bán.
   · Giám định tình trạng phương tiện vận chuyển hàng: Là việc kiểm tra độ kín chắc, sạch sẽ của hầm hàng/ tầu/ sà lan/ wagon… đảm bảo đủ điều kiện xếp hàng.
   · Giám sát xếp/dỡ hàng: là giám sát quá trình xếp hàng lên phương tiện vận tải hoặc dỡ hàng từ phương tiện vận tải, từ đó xác nhận việc xếp/ dỡ hàng đúng theo quy trình và hướng dẫn, đảm bảo hàng hóa không bị mất mát, hư hỏng…
Để thực hiện các loại hình giám định trên, Vinacontrol áp dụng những phương pháp giám định đã được xây dựng trên cơ sở các Tiêu chuẩn và các tài liệu kỹ thuật của Việt Nam và Quốc tế. Ví dụ như:
   Ø Giám định khối lượng: Đối với hàng để rời (than, quặng Ilmenite, cát trắng…) áp dụng phương pháp đo mớn để tính toán ra khối lượng hàng xếp trên tầu/ sà lan/ phương tiện vận tải. Đối với hàng hóa đóng khuôn hoặc hàng rời nhưng đóng bao (thiếc thỏi, quặng Zircon, Ilmenite...) thì dùng phương pháp cân để xác định khối lượng.
   Ø Giám định phẩm chất: Kiểm tra các chỉ tiêu phẩm chất theo các phương pháp quy định trong Hợp đồng hoặc L/C, hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Trường hợp các bên không quy định cụ thể thì áp dụng phương pháp phân tích theo thứ tự ưu tiên như sau Tiêu chuẩn Việt nam hiện hành, Tiêu chuẩn quốc tế, Tiêu chuẩn nước nhập khẩu.
Đối với mặt hàng khoáng sản xuất khẩu, tùy theo tình hình thực tế sản xuất, khai thác, sắp xếp, bảo quản, vận chuyển hàng hóa, việc lấy mẫu đại diện cho lô hàng để kiểm tra phẩm chất có thể tiến hành theo các phương pháp thích hợp như: phương pháp lấy mẫu cắt dòng, lấy mẫu theo ô vuông, theo lớp hay lấy mẫu theo Tiêu chuẩn ISO… Sau đó, việc kiểm tra phẩm chất được thực hiện trong các phòng thí nghiệm hóa, lý. Thông thường, để đánh giá phẩm chất khoáng sản, người ta căn cứ vào việc kiểm tra một số chỉ tiêu chính về thành phần hóa học/ thành phần nguyên tố (bao gồm hàm lượng chất chính, tạp chất). Ngoài ra, trên thực tế, tùy theo từng loại mặt hàng cụ thể, khách hàng có thể yêu cầu phân tích thêm1 số chỉ tiêu khác để đánh giá về thương phẩm hàng hóa như: kích cỡ, độ ẩm, mất khi nung (đối với cát), hàm lượng tro, lưu huỳnh, chất bốc, trị số nhiệt năng, độ ẩm, kích cỡ (đối với than đá)…
Để không ngừng nâng cao chất lượng trong hoạt động giám định nói chung và trong lĩnh vực giám định khoáng sản nói riêng, Vinacontrol đã xây dựng được một hệ thống 5 phòng thử nghiệm phù hợp tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025, đạt tiêu chuẩn phòng thử nghiệm Quốc gia (VILAS), được trang bị máy móc thiết bị hiện đại và đã thực hiện hàng ngàn vụ giám định về mặt hàng khoáng sản. Cùng với đội ngũ giám định viên, phân tích viên, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu về khoáng sản, chuyên nghiệp, giầu kinh nghiệm, Vinacontrol có đầy đủ khả năng cung cấp cho khách hàng trong nước cũng như nước ngoài những dịch vụ giám định khoáng sản nói trên ở mọi khâu, trong sản xuất/ khai thác, vận chuyển… vào mọi lúc, mọi nơi với những kết quả giám định chính xác, khách quan, kịp thời. Thương hiệu Vinacontrol ngày càng được khẳng định về vị trí, uy tín và tình cảm đối với các khách hàng.

Giám định tổn thất

Giám định tổn thất
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, ngoại thương Việt Nam trong những năm qua đó tăng trưởng vượt bậc, góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ cũng như mang lại lợi ích thiết thực không chỉ đối với doanh nghiệp mà cũn cho cả đất nước, các doanh nghiệp XNK, những người làm công tác ngoại thương phải am hiểu rất nhiều lĩnh vực như: luật pháp và tập quán quốc tế, thương phẩm hàng hóa, giao nhận, vận tải, thanh toán, bảo hiểm…Một vấn đề không kém phần quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh XNK nào hay các bên liên quan khác là làm thế n
 
Giám định tổn thất là gì?
Giám định tổn thất của một lô hàng là việc kiểm tra tình trạng tổn thất của hàng hóa, nghiên cứu hiện trường, các tài liệu chứng cứ có liên quan để xác định đẩy đủ mức độ và nguyên nhân tổn thất.
Nội dung chính của giám định hàng hóa tổn thất là:
  · Xác định tình trạng thực tế hàng hóa bị tổn thất
  · Xác định số, khối lượng hàng tổn thất
  · Xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân gây nên tổn thất (nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp)
  · Tư vấn cho Khách hàng/ Người yêu cầu giám định biện pháp xử lý và ngăn ngừa tổn thất lây lan (hạn chế tổn thất)
  · Cấp Chứng thư giám định về tổn thất để làm căn cứ đòi bồi thường.
Mục đích quan trọng nhất của việc giám định hàng tổn thất là xác định mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất một cách chính xác, làm căn cứ để xác định đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường. Giám định viên tiến hành kiểm tra phương tiện chuyên chở hàng hóa, kiểm tra hàng (tình trạng, số, khối lượng và chất lượng hàng hóa bị tổn thất, bao bỡ, ký mó hiệu…), lấy mẫu (hàng nguyên vẹn và hàng bị tổn thất) để phân tích tại phòng thí nghiệm (nếu cần thiết), kiểm tra cỏc giấy tờ liên quan và xử lý các thông tin tiếp nhận được một cách hiệu quả… để xác định đúng số, khối lượng hàng tổn thất, mức độ tổn thất và tìm ra nguyên nhân gây nên tổn thất.
Giám định tổn thất của Công ty Giám định và Công ty bảo hiểm có gì khác biệt?
Dựa trên tiêu chí đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường, có thể phân loại tổn thất như sau:
· Tổn thất do Công ty bảo hiểm bồi thường: Trong trường hợp hàng hóa được mua bảo hiểm, và tổn thất xảy ra do một trong những rủi ro được bảo hiểm gây nên, tổn thất này sẽ do Công ty bảo hiểm bồi thường căn cứ vào Chứng thư giám định tổn thất do Công ty bảo hiểm hay đại lý giám định của Công ty bảo hiểm cấp. Sau đó, Công ty bảo hiểm sẽ nhận bảo lưu quyền đòii bồi thường với người thứ ba từ phía người được bảo hiểm.
· Tổn thất do các bên liên quan khác bồi thường: Nếu hàng hóa không được mua bảo hiểm, hàng hóa của bạn vẫn được các bên liên quan khác bồi thường nếu như bạn chứng minh được rằng tổn thất xảy ra do lỗi của họ bằng Chứng thư giám định tổn thất, trong đó xác định rõ mức độ, nguyên nhân và thời điểm xảy ra tổn thất do một Công ty Giám định độc lập, có uy tín cấp.
Với cách phân loại như trên, đối tượng phục vụ của Công ty Giám định (là mọi tổn thất của hàng hóa, phương tiện vận tải…của bất cứ đối tượng nào bao gồm chủ hàng trong nước, nước ngoài, chủ phương tiện vận tải… kể cả Công ty bảo hiểm) khác với đối tượng phục vụ của Công ty bảo hiểm (chỉ giám định những hàng hóa, phương tiện vận tải… bị tổn thất có mua bảo hiểm và do những rủi ro được bảo hiểm gây nên).
Mục đích của việc sử dụng Chứng thư giám định (do Công ty Giám định cấp) để khiếu nại đòi bồi thường nhiều đối tượng: Người bán, người vận chuyển, người bảo quản, xếp dỡ, Công ty bảo hiểm…Còn mục đích sử dụng Chứng thư giám định (do Công ty bảo hiểm cấp) để làm cơ sở tự xét bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm và đôi khi là chứng cứ để khiếu nại để người thứ ba bồi thường.
Bạn cần phải làm gỡ khi phỏt hiện hàng húa NK của mỡnh bị tổn thất?:
· Tiến hành thông báo tổn thất cho Người chuyên chở (đối với tổn thất rõ rệt) hay Lập thư dự kháng gửi cho Thuyền trưởng hoặc Đại lý tàu biển (đối với trường hợp nghi ngờ có tổn thất) càng sớm càng tốt và trong thời gian quy định để bảo lưu quyền khiếu nại đối với người chuyên chở.
· Đồng thời, yêu cầu Công ty giám định tiến hành giám định tổn thất (nếu hàng hóa không được mua bảo hiểm) hoặc thông báo tình hình tổn thất hàng hóa cho Công ty bảo hiểm hoặc đại lý giám định của Công ty bảo hiểm và yêu cầu họ có mặt để tiến hành vụ giám định tổn thất ngay khi phát hiện ra tổn thất (nếu hàng hóa được mua bảo hiểm).
· Công ty/ đại lý giám định sẽ hướng dẫn để Bạn tiến hành mọi biện pháp có thể để giảm nhẹ và ngăn ngừa tổn thất lây lan.
· Đảm bảo thực hiện quyền bảo lưu cho Công ty bảo hiểm để Công ty bảo hiểm giữ quyền khiếu nại đối với những người có liên quan đến tổn thất của hàng hoá (nếu hàng hóa được mua bảo hiểm).
Thời gian và địa điểm tiến hành giám định tổn thất có hiệu quả nhất?
Hàng bị tổn thất phải được giám định ngay khi phát hiện ra tổn thất tại cảng dỡ hàng hoặc tại kho nhận hàng cuối cùng nếu trước khi di chuyển hàng hóa từ tàu về kho cuối cùng đó cú biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC), với cảng (COR), trong đó ghi rõ số lượng và tình trạng hàng bị tổn thất. Tại thời gian và địa điểm giám định trên, sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định nguyên nhân gây nên tổn thất cũng như mức độ tổn thất một cách chính xác và Chứng thư giám định tổn thất sẽ có giá trị pháp lý cao hơn trong việc đòi bồi thường.
Do tính phức tạp và đòi hỏi nghiệp vụ kỹ thuật giám định cao, dịch vụ giám định hàng hóa tổn thất sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, khách quan bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chủ hàng và các bên liên quan khác nếu được đảm nhận bởi một tổ chức giám định độc lập và chuyên nghiệp.
Cụng ty Cổ phần Giám định Vinasand, với đội ngũ giám định viên được đào tạo và am hiểu cả lý thuyết và thực tế, đó và đang cung cấp cho rất nhiều khách hàng trong nước và quốc tế các dịch vụ giám định tổn thất, phân bổ tổn thất và đề phòng, hạn chế tổn thất đối với tất cả các loại hàng hoá XNK. Ngoài ra, Vinacontrol cũng là đại lý giám định tổn thất cho rất nhiều Công ty bảo hiểm trong nước cũng như nước ngoài như Bảo Việt, Bảo Minh, các Công ty bảo hiểm Hàn Quốc, Nhật Bản… Sau nhiều năm thực hiện dịch vụ giám định tổn thất, Vinasand đã chiếm được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng.
Hãy đến với chúng tôi – Vinasand: Quyền lợi chính đáng của bạn sẽ được bảo vệ.

Giám định bông xơ

Giám định bông xơ
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như WTO, ASEAN, APEC . . . Việc gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng hợp tác kinh tế toàn diện, khai thác lợi thế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài tạo thành sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước
Là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hoạt động của ngành dệt may trong năm 2007 có nhiều khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 7,78 tỷ USD, tăng 33,4 % so với thực hiện năm 2006 và dự kiến năm 2008 đạt 9,5 tỷ USD. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành 1 trong 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Đây là kết quả không thể tốt hơn trong năm đầu tiên Việt Nam thực hiện theo các cam kết của WTO. Và đến thời điểm này, các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra mục tiêu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 25 tỷ USD, trở thành 1 trong 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Để đạt được mục tiêu đề ra, theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, hiện nay nhu cầu dệt sợi cần khoảng hơn 200.000 tấn bông/năm, trong khi đó diện tích trồng và sản lượng bông của Việt Nam liên tục giảm, hiện chỉ còn khoảng 22.500 ha với sản lượng khoảng 10.000 tấn, chỉ đáp ứng khoảng 5% nhu cầu ngành kéo sợi, vì vậy lượng bông nguyên liệu chủ yếu Việt Nam phải nhập khẩu từ các châu lục, quốc gia khác.

Số liệu sản lượng bông nhập khẩu

Năm
2005
2006
2007
5 tháng 2008
Giá trị
Lượng
Lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(triệu USD)
Lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(triệu USD)
Lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(triệu USD)
Lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(triệu USD)
146
162
181
219
210
267
125
187

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Do lượng bông nguyên liệu được nhập khẩu từ nhiều quốc gia nên phẩm chất bông không đồng đều, tạp chất nhiều, tỷ lệ xơ ngắn cao, bông vàng, độ ẩm cao và cũng không tránh khỏi trường hợp hàng hóa bị thiếu số/ khối lượng... Chính vì thế rất cần một tổ chức giám định độc lập, chuyên nghiệp để giúp các doanh nghiệp nhập khẩu bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong các trường hợp nêu trên.
Giám định bông là một mặt hàng truyền thống của Công ty Cổ phần Giám định Vinacontrol. Từ nhiều năm qua, Vinacontrrol đã và đang thực hiện các yêu cầu giám định bông của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nhận ủy thác giám định cho các tổ chức giám định nước ngoài. Là một Công ty giám định hàng đầu của Việt Nam, với uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giám định bông, Vinacontrol đang cung cấp các loại hình giám định sau:
- Giám định số lượng (Giám sát dỡ hàng khỏi container và phương tiện chuyên chở)
- Giám định khối lượng (Cân từng kiện trên cân bàn hoặc cân cầu cho khối lượng cả container hoặc hàng chuyên chở trên xe ôtô) hoặc giám định khối lượng thương mại dựa trên độ ẩm thực tế kiểm tra của lô hàng so với độ ẩm quy định trong hợp đồng thương mại.
- Giám định tình trạng của bao bì và hàng hóa
- Giám định quy cách, phẩm chất (Lấy mẫu và kiểm tra các chỉ tiêu phẩm chất của bông)
- Giám định tổn thất (Xác định lượng hàng còn sử dụng được, giảm giá trị thương mại đối với hàng hóa bị tổn thất)
Việc kiểm tra phẩm chất bông được thực hiện trong các phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc gia (VILAS) và được kiểm tra theo các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn được nêu rõ trong hợp đồng.
Để vụ giám định được thực hiện thuận lợi, kịp thời, chính xác, khách hàng cần cung cấp cho Vinacontrol những tài liệu cần thiết và liên quan đến lô hàng như: Hợp đồng, Invoice, Packing List, B/L, giấy chứng nhận phẩm chất của nhà sản xuất, phương pháp thử...
Với các chuyên gia đầu ngành, đội ngũ giám định viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, mạng lưới các đơn vị thành viên đặt tại các cảng chính và các thành phố lớn là đầu mối nhập khẩu bông, nơi tập trung nhiều nhà máy, công ty sản xuất kéo sợi phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may, Vinacontrol có đầy đủ năng lực thực hiện các vụ giám định bông, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng đạt chất lượng tốt nhất.

Kiểm tra xuất xứ hàng hóa mẫu D, E, S, AK

Kiểm tra xuất xứ hàng hóa mẫu D, E, S, AK
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như quan hệ quốc tế. Hòa nhập vào vào xu thế này, trong thời gian qua, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tích cực tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định Khu vực thương mại tự do - FTA với một số đối tác thương mại chính và công cụ để thực hiện các hiệp định thương mại về hàng hóa trong khuôn khổ các FTA này là các quy tắc xuất xứ.

Là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động XNK, xuất xứ hàng hoá là vấn đề được quan tâm trong thương mại quốc gia và quốc tế. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, quy tắc xuất xứ là công cụ để thực hiện chính sách thương mại quốc gia nhằm xây dựng một chính sách quản lý phù hợp vừa khuyến khích thương mại phát triển nhưng vẫn bảo hộ được nền sản xuất trong nước. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, tận dụng được các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan do xuất xứ hàng hoá đem lại sẽ giúp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa có xuất xứ của nước mình so với hàng hoá có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ khác không được hưởng ưu đãi.
Vậy xuất xứ hàng hóa là gì?
Luật thương mại sửa đổi của Việt nam có hiệu lực từ ngày 01/1/2006 đưa ra khái niệm về xuất xứ hàng hóa: “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hay thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?
Có thể nói, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là bằng chứng rõ nhất thể hiện quốc gia/ vùng lãnh thổ xuất xứ của hàng hóa. Khái niệm mới nhất về C/O được nêu tại Điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP: “Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hay vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ hàng hóa, chỉ rõ xuất xứ hàng hóa đó”. Trong đó,
- C/O Mẫu D là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung - CEPT ký ngày 28/ 1/ 1992 tại Singapore giữa các nước thành viên ASEAN để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA. Việt Nam đã tham gia, ký kết vào ngày 15/12/1995 tại Bangkok và Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ 1/ 1/ 1996.
- C/O Mẫu E là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa của các quốc gia ASEAN xuất khẩu sang Trung Quốc theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - ACFTA được ký kết chính thức tại Lào ngày 29/ 11/ 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/ 7/ 2005.
- C/O Mẫu AK là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa của các nước ASEAN xuất khẩu sang Hàn Quốc theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc – AKFTA được ký kết chính thức tại Ku-a-la Lăm-pơ, Malalaysia ngày 24/ 8/ 2006 và có hiệu lực từ ngày 1/ 6/ 2007.
- C/O Mẫu S là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Lào để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Phân biệt khái niệm nước sản xuất và nước xuất xứ:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đời sống kinh tế, trong khuôn khổ WTO và dưới tác động của phân công lao động quốc tế, các sản phẩm thường được sản xuất từ nguyên liệu, linh kiện…có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau, vì vậy để xác định sản phẩm có xuất xứ từ một nước nào đó hay không ta cần xem xét yếu tố hàm lượng giá trị mà sản phẩm đó có được sau quá trình sản xuất, gia công chế biến tại nước hay vùng lãnh thổ đó. Và đấy cũng là lý do mà chúng ta nên phân biệt hai khái niệm nước sản xuất và nước xuất xứ. Một sản phẩm có nhiều bộ phận, linh kiện được sản xuất ở nhiều nước hay được sản xuất bằng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác nhau nhưng khi xác định nước xuất xứ cho sản phẩm đó ta chỉ có thể nói sản phẩm có xuất xứ từ nước A hoặc nước B chứ không thể nói nó có xuất xứ từ nhiều nước.
Vai trò của tổ chức có thẩm quyền cấp C/O và tổ chức giám định kiểm tra xuất xứ hàng hóa:
Hiện nay, các tổ chức có thẩm quyền cấp C/O tại Việt Nam là VCCI, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và các Phòng quản lý XNK khu vực trực thuộc Bộ Công thương. Riêng đối với một số C/O ưu đãi như C/O mẫu D, E, S, AK, việc xác định xuất xứ đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy dựa vào một trong những yếu tố và nguyên tắc như xác định tỷ lệ % của giá trị, xác định theo tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, quy định đối với các sản phẩm cụ thể… Vì vậy, việc kiểm tra để xác định xuất xứ hàng hóa và cấp Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa của các cơ quan giám định là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O cho lô hàng xuất khẩu.
Công tác kiểm tra xuất xứ tại Công ty Cổ phần Giám định Vinacontrol:
Vinacontrol là một trong các tổ chức giám định đầu tiên được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện công tác kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa mẫu D, E, AK, S. Là một tổ chức giám định lớn nhất và hàng đầu tại Việt Nam, Vinacontrol đủ điều kiện và năng lực kiểm tra xuất xứ tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang các nước thuộc các khối Asean và Asean+ đã ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam. Để vụ giám định được thực hiện kịp thời và hiệu quả, khách hàng cần cung cấp cho Vinacontrol thông tin và tài liệu như sau:
- Thông tin: Thông báo thời gian, địa điểm kiểm tra trước khi hàng hóa được xuất khẩu.
- Các tài liệu bao gồm:
o Bộ chứng từ xuất khẩu: Hóa đơn, Hợp đồng, P/L, B/L (Nếu Hóa đơn xuất theo giá CIF đề nghị gửi kèm hóa đơn hoặc hợp đồng bảo hiểm và hóa đơn cước phí vận tải để tính toán theo giá xuất FOB cho từng đơn vị sản phẩm);
o Quy trình pha trộn nguyên, phụ liệu/ Quy trình sản xuất, lắp ráp;
o Bảng giải trình tỷ lệ nguyên, phụ liệu được sử dụng ở đầu vào (Các nguyên phụ liệu dùng để sản xuất, cấu thành nên sản phẩm);
o Hóa đơn, chứng từ để xác định giá trị nguyên, phụ liệu nhập khẩu ngoài Asean (Tờ khai Hải quan, Hóa đơn, P/L, B/L, Hợp đồng);
o Các C/O thỏa mãn điều kiện xuất xứ hàng hóa mẫu D, E, AK, S (Đối với hàng hóa có xuất xứ cộng gộp và đối với các nguyên, phụ liệu được nhập khẩu thuộc các nước thành viên của Asean, Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào);
o Hóa đơn, chứng từ chứng minh giá nguyên, phụ liệu không xác định xuất xứ.
Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên của ASEAN, ASEAN+, để được hưởng ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định thương mại đã được ký kết, nhà nhập khẩu Việt Nam cần đề nghị người xuất khẩu cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo mẫu phù hợp tại nước sở tại.
Vinacontrol cam kết đáp ứng các yêu cầu kiểm tra xuất xứ hàng hóa của khách hàng với chất lượng tốt nhất, nhanh chóng và hiệu quả nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu được cấp C/O kịp thời, tận dụng được ưu đãi thuế quan và phi thuế quan do các Hiệp định thương mại mang lại từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.

Thông báo mở lớp đào tạo Tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001

Trong những năm gần đây, cả thế giới đang phải chứng kiến và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của sự suy thoái môi trường. Hiện tượng suy giảm tầng ozone, sự tăng dần nhiệt độ của trái đất và tần suất thiên tai, mưa, bão ngày càng tăng, gây thiệt hại về người và của với con số ngày càng lớn. Một trong những nguyên nhân gây tác động lớn đến môi trường là sự ô nhiễm từ các nhà máy, các chất thải công nghiệp. Vì thế, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường (BVMT) và chống ô nhiễm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới. Ở nhiều quốc gia, vấn đề BVMT đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Vì vậy quan tâm và bảo vệ đến môi trường là nhiệm vụ của tất cả chúng ta. Để giúp các Doanh nghiệp, các sinh viên ở các trường Đại Học, cao đẳng, Trung cấp nắm bắt được công cụ quản lý môi trường hiệu quả, tiên tiến hiện nay trên thế giới, Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy tổ chức khóa đào tạo: 
“Tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001”.
1. Thời gian học: 06 buổi- vào các ngày 26, 27/3/2011 và 02/4/2011(buổi sáng: từ 8h00 ~ 11h30, buổi chiều: từ 1h30~ 7h00)
2. Địa điểm học: Hội trường tầng 3- Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Đông Du
số 365- Phan Chu Trinh - Q. Hải Châu - TP Đà Nẵng
3. Học phí trọn khoá: 800.000đ (giảm 50% học phí cho đối tượng là sinh viên đang học ở  các trường tại  Đà).
Quyền lợi học viên:
4.      Số học viên/lớp: 20-30 học viên/lớp.

Liên hệ Chị Dung -  Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Mobil: 0932 560 500

XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ ÁP DỤNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Điều 26. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;
2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.
 Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
b) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 28. Loại quy chuẩn kỹ thuật
1. Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình.
2. Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:
a) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân;
b) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người;
c) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật.
3. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải.
4. Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa.
5. Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.
Điều 29. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
1. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật bao gồm quy hoạch, kế hoạch năm năm và kế hoạch hằng năm được lập trên cơ sở sau đây:
a) Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
b) Yêu cầu quản lý nhà nước;
c) Đề nghị của tổ chức, cá nhân.
2. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan có liên quan tổ chức xây dựng, thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi trước khi phê duyệt.
Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và thông báo công khai quy hoạch, kế hoạch đó trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phê duyệt.
3. Trong trường hợp cần thiết, quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật được sửa đổi, bổ sung theo quyết định của thủ trưởng cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật. Việc sửa đổi, bổ sung quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 30. Căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
1. Tiêu chuẩn quốc gia;
2. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
3. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
 Điều 31. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
1. Đề nghị, góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
2. Biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật để đề nghị cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật xem xét, ban hành.
3. Tham gia biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật theo đề nghị của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
4. Góp ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.
 Điều 32. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại Điều 27 của Luật này tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với sự tham gia của đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên quan, người tiêu dùng và các chuyên gia;
b) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, lập hồ sơ dự thảo sau khi đã thống nhất ý kiến với bộ, ngành có liên quan về nội dung và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại Điều 33 của Luật này. Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
đ) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoàn chỉnh dự thảo và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến nhất trí của cơ quan thẩm định. Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương, lập hồ sơ dự thảo và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Luật này để lấy ý kiến;
d) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.
 Điều 33. Nội dung thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
1. Sự phù hợp của quy chuẩn kỹ thuật với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế có liên quan.
2. Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
 Điều 34. Hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành sau ít nhất sáu tháng, kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường, hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật có thể sớm hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước; quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực thi hành trong phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật đó.
Điều 35. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật
1. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật tổ chức rà soát quy chuẩn kỹ thuật định kỳ năm năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày ban hành.
2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 32 của Luật này trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân.
3. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật theo trình tự sau đây:
a) Trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức lập hồ sơ huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; xem xét hồ sơ và quyết định huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập hồ sơ huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương; xem xét hồ sơ và quyết định huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương sau khi có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Luật này.
 Điều 36. Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo công khai việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định;
b) Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai áp dụng quy chuẩn kỹ thuật;
c) Gửi văn bản quy chuẩn kỹ thuật đến Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký;
d) Xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ phát hành định kỳ hằng năm danh mục quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 37. Trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
2. Trong quá trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh kịp thời hoặc kiến nghị với cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật những vấn đề vướng mắc, những nội dung chưa phù hợp để xem xét, xử lý.
Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.
Điều 38. Nguyên tắc, phương thức áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
1. Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
2. Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.
 Điều 39. Nguồn kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
1. Nguồn kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp theo dự toán ngân sách hằng năm được duyệt;
b) Các khoản hỗ trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.