Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

NHÂN CÁCH CỘNG ĐỒNG & SỰ PHÁT TRIỄN

Khác với học lực thuộc về trí thức do trường lớp dạy và cấp bằng. Tri thức thuộc về văn hóa, chỉ có đời sống sinh động dạy cho mỗi con người, và nhân cách mỗi con người cũng như cộng đồng là văn hóa nền của họ tạo ra, vì văn hóa là cái mà học hết cuộc đời cũng không hết được. Nó là thuần phong mỹ tục, cách ăn, nết ở ... của một cộng đồng dân cư sống trong một phạm vi địa lý riêng.

Có trình độ học lực cao chưa hẳn đã có trình độ văn hóa. Trình độ văn hóa của một con người qui định nhân cách của con người đó và trình độ văn hóa của một dân tộc qui định tầm vóc của dân tộc đó chứ trình độ học lực (dân trí) của một dân tộc không thể nói lên tầm vóc của một dân tộc. Một dân tộc có trình độ dân trí cao là dân tộc ấy có tỷ lệ cao người có học, dân tộc ấy sẽ có tỷ lệ cao những người nhận thức và hiểu rõ vấn đề đúng sai, chứ chưa chắc dân tộc ấy có hành động đúng đắn và có tầm vóc. Vì tầm vóc của một dân tộc được qui định ở không chỉ dân tộc ấy có trình độ dân trí cao mà còn điều kiện đủ là dân tộc ấy có tỷ lệ cao những con người có nhân cách sống đúng đắn, hay nói cách khác là dân tộc ấy còn có tỷ lệ cao những con người có trình độ văn hóa cao.

Văn hóa là phần hồn của một dân tộc. Người ta thấy rằng: Một dân tộc có bị diệt vong hay không không phải vì dân tộc đó có còn cộng đồng dân tồn tại hay không mà là cộng đồng tri thức (văn hóa) của dân tộc đó có còn tồn tại hay khg.

Tôi buồn lắm, khi lâu nay trong tờ khai lý lịch của mỗi công dân Việt Nam người ta đã đánh đồng giữa 2 khái niệm: Trình độ học lực (trí thức) và trình độ văn hóa (tri thức) với nhau. Vì thế đã để lại bao di họa xã hội về sự đánh đồng này mà nay ai cũng thấy. Hãy trả lại tầm vóc của dân tộc bằng vào một nền giáo dục đúng đắn và xác định đúng những khái niệm căn bản về văn hóa, học lực, dân trí với vị trí đúng chỗ của nó để ngõ hầu dân tộc mình đi lên và sánh với cường quốc năm châu bốn bể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét